Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011
Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011
Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011
Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011
Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011
Trọng Phúc -qua bao chi 2
Trọng Phúc – Trưởng thành từ gian nan
Yêu cải lương nhưng trưởng thành từ sân khấu ca nhạc qua những bài hát mang âm hưởng dân ca: Chiều sân ga, Đất phương Nam, Căn nhà mộng ước, Tương tư nàng ca sĩ, Cây cầu dừa… Không dừng lại ở đó, anh từng bước khẳng định tên tuổi mình trên điạ hạt sân khấu cải lương chuyên nghiệp và đã đạt được nhiều giải thưởng cao quý. Chàng ca sĩ kiêm diễn viên trẻ đó chính là Trọng Phúc.
Bước khởi đầu
Trọng Phúc có vóc dáng cao to, gương mặt điển trai và giọng hát ngọt ngào đặc sệt của vùng sông nước miền Tây. Sinh ra trong gia đình không có ai theo con đường nghệ thuật, nhưng từ thuở bé Trọng Phúc đã yêu thích dân ca, cải lương. Khi còn là học sinh trường PTTH Vĩnh Phú ( Cao Lãnh - Đồng Tháp), anh luôn là “cây đinh” văn nghệ trong các phong trào cuả trường và thị xã. Với năng khiếu ca hát vốn có, anh nuôi ước mơ sau này sẽ trở thành ca sĩ hoặc diễn viên.
Năm 1994, sau khi tốt nghiệp PTTH, anh khăn gói lên thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện hoài bão của mình. Bước chân lên Sài Gòn giữa lúc nhiều sân khấu ca nhạc diễn ra ào ạt, náo nhiệt, ước mơ tìm một chỗ đứng cuả chàng ca sĩ trẻ này luôn vấp phải khó khăn. Như một cách tồn tại và không đầu hàng trước hoàn cảnh, ban ngày anh cùng “con ngưạ sắt” cuả mình đến nhà nhạc sĩ Doãn Bình, Thanh Sơn…học luyện thanh, còn buổi tối, anh xin hát tại một số tụ điểm ca nhạc trong các quán bar, nhà hàng, Thảo cầm viên, Đầm sen …để làm quen với sân khấu và kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc mưu sinh. Thời gian đầu đi hát anh gặp rất nhiều khó khăn trong nghề. Bởi là gương mặt mới nên luôn nằm trong vòng áp lực cuả nhiều ca sĩ đi trước. Anh không buồn mà xem đó là những bài học thử thách với nghề, giúp anh trau dồi thêm kiến thức nghề nghiệp lẫn vốn sống. Trọng Phúc thường tự nhủ mình rằng “Phải cố gắng rèn luyện chất giọng, phải đi lên bằng chính sức lực cuả mình”. Từ đó, Phúc không ngừng tiếp thu kinh nghiệm từ các thế hệ anh, chị đi trước như: Đình Văn, Phương Dung …để làm giàu thêm kiến thức và bản lĩnh sân khấu cho mình. Được sự nâng đỡ cuả các anh chị cùng với năng lực bản thân, dần dần Trọng Phúc được chấp nhận xuất hiện trên sân khấu truyền hình và đại nhạc hội Duy Ngọc, Minh Quân, Sao Đêm…
Kết duyên với sân khấu cải lương
Chuyến lưu diễn tại các nước châu Âu vào năm 1999 trong đoàn gồm có: NSƯT Lệ Thuỷ, Minh Vương và Trọng Phúc. Ngay trong đêm diễn thì nghệ sĩ Minh Vương ngã bệnh, hát không thành tiếng. Ban lãnh đạo đoàn đề nghị Phúc đóng thay chú Minh Vương. Tuy xuất thân từ dân ca nhạc nhưng đã có một thời gian dài anh đầu quân cho đoàn Văn công Đồng Tháp và được trau dồi nhiều bài bản cải lương thực thụ nên Trọng Phúc vào thay vai Trần Minh Sơn của nghệ sĩ Minh Vương trong trích đoạn “Đêm lạnh chùa hoang” rất ngọt và được đông đảo kiều bào khen ngợi. Không ngờ sau chuyến đi ấy,Trọng Phúc bắt đầu chạm ngõ và kết duyên cùng sân khấu cải lương. Trở về nước, anh có cơ hội được thử sức mình ở lĩnh vực cải lương qua một số vở được dàn dựng trên sân khấu rạp Hưng Đạo và video cải lương: “Nụ cười chị tôi”, “Yêu người điên”, “ Lời nói dối cuối cùng “…. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất là vai Mạnh Cường - một luật sư có tài, vì quá say mê sắc đẹp và danh vọng, anh đã đánh mất hạnh phúc, niềm tin với gia đình, đồng đội trong vở “Nhảy muá với quỷ dữ”. Cũng chính vai diễn này đã mang về cho anh chiếc Huy chương vàng đầu tiên ở lĩnh vực cải lương trong Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp Nam Bộ 2002 tại Cần Thơ. Thành công nối tiếp thành công, cùng với giọng hát hay và vóc dáng cao to, “nam tính’’, Phúc được nhiều đạo diễn chọn tham gia nhiều kịch bản. Vai Văn Sĩ Long - một thanh niên say mê văn chương, hiền lành, nhân hậu và thẳng thắn trong tình yêu vở: “Rồi 30 năm sau’’( tác giả : HàTriều – Hoa Phượng, đạo diễn: NSND Huỳnh Nga) trên sân khấu Đoàn 1 Nhà hát Trần Hữu Trang. Một vai diễn khá nặng, vậy mà Trọng Phúc đã hoá thân vào nhân vật một cách xuất thần, dường như khoảng cách giữa diễn viên và nhân vật không còn nữa, nhất là lớp diễn khi mẹ và em trai của Long mở chiếc hộp có giấu cái đầu cuả cha mình. Đó là kỉ vật quý giá nhất anh luôn nâng niu, giữ gìn và tôn thờ bên mình, là niềm an ủi, động viên anh trong cuộc sống. Cái giây phút chạnh lòng đau đớn, xót xa khi anh nhìn nhận được mẹ và em. Điều này đã giúp anh tìm ra kẻ giết cha mình không ai khác chính là cha cuả người mình yêu. Cảm giác đau khổ, nghiệt ngã tột cùng được Phúc thể hiện qua ánh mắt, cử chỉ, hành động một cách thuyết phục. Cho đến vai Thành trong vở “Cung đàn nào cho em” (tác giả: Huỳnh Anh, đạo diễn: Hoa Hạ ) cũng vậy. Thành là một chàng trai quê, son sắt, thuỷ chung với mối tình tha thiết dành cho Út Lượm, mặc dù cô gái ấy đang muốn chối bỏ quá khứ và tình yêu của anh. Trọng Phúc vào vai này khá hợp, anh diễn như không cần diễn, bởi cái “tạng người” cuả anh rất hợp với những vai như thế. Với vai Thành, Trọng Phúc đã giành được tấm HCV cùng giải Diễn viên Xuất sắc trong Hội diễn Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2005 tại TPHCM. Ngoài ra, Trọng Phúc còn thể hiện rất xuất sắc các vai: Nhuận Điền trong “Bên cầu dệt luạ”, Minh trong “Tô ánh Nguyệt”, “Cây sầu riêng trổ bông”… Đặc biệt là vai Huy Bình - một sĩ quan được Mỹ đào tạo để phục vụ mưu đồ xâm lược của chúng trong vở “Tìm lại cuộc đời”. Huy Bình cuả Trọng Phúc với dáng vẻ bề ngoài ác độc nhưng ẩn sâu trong trái tim là một tấm lòng biết yêu thương, biết rung động, biết đứng lên cùng anh em giải phóng cho mình, cho đất nước. Một vai diễn tâm lý đầy phức tạp đã được Trọng Phúc sáng tạo và khám phá khác xa so với những vai trước đây. Không chỉ dừng lại ở đó, Trọng Phúc còn rất xuất sắc hóa thân vào vai Kim Trọng trong kịch bản “Kim Vân Kiều” của chương trình Hội ngộ Tài năng lần thứ nhất năm 2007. Tại Liên hoan Sân khấu Thể nghiệm toàn quốc 2008 - Hà Nội, Trọng Phúc đoạt Huy chương Bạc trong vở “Oan hồn”.
Thời gian gần đây, Trọng Phúc có ba vai diễn thật ấn tượng trên sân khấu. Đó là vai Thái Ngọc trong vở cải lương “Khách sạn hào hoa”, vai Huy Bình trong vở “Tìm lại cuộc đời” của Nhà hát Truyền hình Việt Nam, và vai Thương ( tướng cướp Đại Thạch) trong vở “Tình yêu và tướng cướp”. Qua ba vai diễn này, Trọng Phúc đã từng bước khẳng định khả năng diễn xuất và ca hát của mình với công chúng.
Nghệ sĩ Trọng Phúc là một diễn viên đa năng. Anh luôn được mời đóng chính với hàng chục cô đào trong các vở cải lương video, sân khấu và truyền hình như: với Cẩm Tiên trong “Vụ án Mã Ngưu” trên VTV, với Phượng Hằng trong “Yêu người điên”, với Thanh Ngân trong “Tô Ánh Nguyệt”, “Bên cầu dệt lụa”….
Hiện nay Trọng Phúc đang tập trung toàn tâm, toàn lực vào vai Thiên – một chàng thanh niên yêu rừng và biển, có ý chí phấn đấu, cầu tiến và trở thành doanh nhân thành đạt trong vở “Cổ tích thời hiện đại” của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang - tiết mục tham dự Hội diễn Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2009 vào trung tuần tháng 11 tại thành phố Hồ Chí Minh.
15 năm đến với nghệ thuật, Trọng Phúc từng nếm trải hương vị ngọt bùi, đắng cay của cuộc sống. Dù chưa đi đến đỉnh vinh quang, nhưng anh cảm thấy mình trưởng thành trong gian nan và đi lên bằng chính năng lực của mình.
Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011
Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011
Trọng Phúc -Qua báo chí
Nghệ sĩ Trọng Phúc – chàng kép “tay ngang”
Khi nghe tên mình được xướng lên trên sân khấu, nghệ sĩ (NS) Trọng Phúc sững người vì ngạc nhiên để rồi vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Anh hồ hởi chia sẻ: “Quá bất ngờ và hạnh phúc khi được lọt vào top ba giải thưởng HTV Awards 2010 hạng mục Nghệ sĩ cải lương được yêu thích. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để tôi có thêm động lực làm nghề, để được cống hiến cho khán giả những vai diễn hay hơn”.
Từ bốc vác đến “ca sĩ lót”
Nhà có đến năm anh em, ba mất sớm nên vừa tốt nghiệp THPT, Trọng Phúc – cây đinh văn nghệ của trường – đã khăn gói rời Đồng Tháp lên TP.HCM tìm đường lập thân và ấp ủ ước mơ thành ca sĩ. Nhưng để có thể chạm ngõ nghệ thuật, anh đã trải qua một thời gian dài làm việc trên sà lan, làm thuê ở trang trại cà phê, hạt điều, bốc vác gạo ở cầu Rạch Ông… Mỗi ngày sau giờ làm việc, Trọng Phúc lội bộ từ nhà trọ ở bến xe Chợ Lớn đến đường Lý Chiêu Hoàng (Q.6) để học thanh nhạc. Thấy cậu học trò chăm chỉ, hiền lành, thầy dạy nhạc cho anh mượn chiếc xe đạp cũ và giới thiệu anh làm “ca sĩ lót” ở Thảo cầm viên. Chỉ chừng ấy thôi đã khiến anh mừng rỡ. Nhiệm vụ chính của Trọng Phúc khi ấy là sắp ghế cho khán giả, chỉ khi nào thiếu ca sĩ anh mới được lên hát. Bộ đồ giả vest giá chỉ 100.000đ mà anh cũng phải mượn khắp nơi. Không nản chí, Trọng Phúc vay 500.000đ để ghi âm một CD single với mong muốn có cơ hội giới thiệu giọng ca của mình. Nhưng món nợ 500.000đ anh phải cày cả năm mới trả hết.
Trọng Phúc trầm ngâm nhớ lại: “Tương lai mù mịt, một thân một mình ở Sài Gòn hoa lệ, tôi biến thành con sâu rượu lúc nào không hay. Lên thăm tôi, nhìn tôi với chiếc xe đạp cà tàng, má tôi cầm lòng không đặng. Về quê, má hốt hụi, vay mượn khắp nơi để mua cho tôi chiếc xe honda cũ. Má đâu có biết, xe nằm góc nhà nhiều hơn được sử dụng vì tôi… không có đủ tiền đổ xăng”.
NS Trọng Phúc nhận giải HTV Awards 2010
Duyên tình cờ…
Tình cờ, Giám đốc Trung tâm băng nhạc Rạng Đông nghe được giọng ca Trọng Phúc từ những chiếc CD đã bị quên lãng và thế là anh được ký hợp đồng. “Tôi ngỡ mình đang mơ khi được sở hữu một chiếc xe Dream mới cáu cạnh và một bản hợp đồng thu âm độc quyền trị giá hàng chục triệu. Tôi về xây lại căn nhà lá vách đất xập xệ cho má mà cứ lãng đãng trong niềm hạnh phúc. Tôi sực tỉnh và tự hứa phải thay đổi, phải sống tốt hơn để không phụ những may mắn mà cuộc sống đã ban tặng cho mình” – Trọng Phúc bộc bạch chuyện quá khứ.
Và sự tình cờ thứ hai chính là bước ngoặt để tạo nên một kép Trọng Phúc của sân khấu cải lương hôm nay. Trong một chuyến lưu diễn châu Âu, NSƯT Minh Vương bất ngờ bị bệnh, Trọng Phúc được NSƯT Lệ Thủy “rủ rê” ca chung bài tân cổ Chuyện tình Lan và Điệp và sau đó lại tiếp tục “thử sức” với vai Trần Minh Sơn trong trích đoạn Đêm lạnh chùa hoang. Với giọng ca chân phương, chững chạc nhưng không kém phần mùi mẫn và cách luyến láy, xử lý nhịp khá tinh tế, Trọng Phúc đã nhanh chóng tạo được dấu ấn đẹp cho khán giả.
Dù đến với cải lương khá trễ, nhưng Trọng Phúc lại may mắn được diễn chung với nhiều NS nổi tiếng như Lệ Thủy, Thanh Kim Huệ, Ngọc Huyền, Thanh Ngân, Thoại Mỹ… May mắn hơn nữa khi chàng kép “nghiệp dư” ấy đã có trong tay đến hai chiếc huy chương vàng và một huy chương bạc tại các kỳ hội diễn, liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc. 10 năm theo nghiệp diễn, Trọng Phúc đã có được một số vai diễn sáng giá như: Mạnh Cường (Nhảy múa với quỷ dữ), Văn Sĩ Long (Rồi ba mươi năm sau), Thành (Cung đàn nào cho em), Huy Bình (Tìm lại cuộc đời), tướng cướp Đại Thạch (Tình yêu và tướng cướp), Minh (Cây sầu riêng trổ bông), Thái Ngọc (Biệt thự hào hoa)… Mỗi vai diễn là một hóa thân khác nhau, tuy chưa thật xuất sắc, nổi trội, nhưng đủ để thuyết phục khán giả bởi sự trau chuốt cho từng ánh mắt, điệu bộ của nhân vật.
Thành công nhờ khổ luyện
Xem Trọng Phúc diễn, dễ dàng nhận ra anh không có sự chỉn chu, chuẩn xác trong từng động tác của một NS được đào tạo bài bản. Nhưng đổi lại, anh có nét chân chất, hồn nhiên khi hóa thân vào các vai diễn. Anh đưa những xúc cảm của riêng mình vào nhân vật. Có lẽ vì thế, anh đã có những phút xuất thần để xóa nhòa cái ranh giới giữa diễn viên và nhân vật. Trọng Phúc chia sẻ: “Không ít lần tôi phải ngậm ngùi trả vai vì mình không biết thoại lời và không tự tin trong diễn xuất. Nghĩ không lẽ phải chịu thua, tôi lại quyết tâm phải thể hiện cho bằng được. Thay vì chỉ nghe băng để học cách luyến láy, cách lấy hơi, nhả chữ của các NS thành danh, tôi còn chú ý cả cách thoại lời của họ trong những vai diễn ở các tình huống khác nhau. Tôi dành nhiều thời gian tự tập bằng cách thu âm giọng thoại của mình rồi nghe để tự sửa chữa”.
Biết cách thoại lời rồi vẫn chưa hết khó, bởi Trọng Phúc cứ lóng ngóng khi thể hiện các hành động nhân vật. Lại bắt đầu mày mò tập luyện và nhờ các NS đi trước chỉ giáo để tự tìm một lối diễn riêng. “Người thương cũng nhiều mà người ghét cũng không ít. Tôi từng chạnh lòng bởi những lời đàm tiếu, chê bai, thậm chí coi thường chỉ vì tôi xuất thân từ một anh ca sĩ nhạc trữ tình chẳng rành rẽ gì về bài bản vọng cổ và diễn xuất thì… chính bản thân mình, tôi cũng chẳng cảm thấy tự tin. Khi ấy, tôi chỉ có một quyết tâm duy nhất là cố gắng gấp đôi, gấp ba bình thường để khẳng định mình. Có lẽ tôi may mắn được nhiều NS tận tình chỉ giáo và giúp đỡ nên mới có được chút thành công như ngày hôm nay” – Trọng Phúc tâm sự.
Đến nay, NS Trọng Phúc đã có những bước tiến dài trong cả cuộc đời và sự nghiệp, nhưng cái chất chân tình, xởi lởi, dễ gần của người miền Tây vẫn còn nguyên vẹn.
Khi nghe tên mình được xướng lên trên sân khấu, nghệ sĩ (NS) Trọng Phúc sững người vì ngạc nhiên để rồi vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Anh hồ hởi chia sẻ: “Quá bất ngờ và hạnh phúc khi được lọt vào top ba giải thưởng HTV Awards 2010 hạng mục Nghệ sĩ cải lương được yêu thích. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để tôi có thêm động lực làm nghề, để được cống hiến cho khán giả những vai diễn hay hơn”.
Từ bốc vác đến “ca sĩ lót”
Nhà có đến năm anh em, ba mất sớm nên vừa tốt nghiệp THPT, Trọng Phúc – cây đinh văn nghệ của trường – đã khăn gói rời Đồng Tháp lên TP.HCM tìm đường lập thân và ấp ủ ước mơ thành ca sĩ. Nhưng để có thể chạm ngõ nghệ thuật, anh đã trải qua một thời gian dài làm việc trên sà lan, làm thuê ở trang trại cà phê, hạt điều, bốc vác gạo ở cầu Rạch Ông… Mỗi ngày sau giờ làm việc, Trọng Phúc lội bộ từ nhà trọ ở bến xe Chợ Lớn đến đường Lý Chiêu Hoàng (Q.6) để học thanh nhạc. Thấy cậu học trò chăm chỉ, hiền lành, thầy dạy nhạc cho anh mượn chiếc xe đạp cũ và giới thiệu anh làm “ca sĩ lót” ở Thảo cầm viên. Chỉ chừng ấy thôi đã khiến anh mừng rỡ. Nhiệm vụ chính của Trọng Phúc khi ấy là sắp ghế cho khán giả, chỉ khi nào thiếu ca sĩ anh mới được lên hát. Bộ đồ giả vest giá chỉ 100.000đ mà anh cũng phải mượn khắp nơi. Không nản chí, Trọng Phúc vay 500.000đ để ghi âm một CD single với mong muốn có cơ hội giới thiệu giọng ca của mình. Nhưng món nợ 500.000đ anh phải cày cả năm mới trả hết.
Trọng Phúc trầm ngâm nhớ lại: “Tương lai mù mịt, một thân một mình ở Sài Gòn hoa lệ, tôi biến thành con sâu rượu lúc nào không hay. Lên thăm tôi, nhìn tôi với chiếc xe đạp cà tàng, má tôi cầm lòng không đặng. Về quê, má hốt hụi, vay mượn khắp nơi để mua cho tôi chiếc xe honda cũ. Má đâu có biết, xe nằm góc nhà nhiều hơn được sử dụng vì tôi… không có đủ tiền đổ xăng”.
NS Trọng Phúc nhận giải HTV Awards 2010
Duyên tình cờ…
Tình cờ, Giám đốc Trung tâm băng nhạc Rạng Đông nghe được giọng ca Trọng Phúc từ những chiếc CD đã bị quên lãng và thế là anh được ký hợp đồng. “Tôi ngỡ mình đang mơ khi được sở hữu một chiếc xe Dream mới cáu cạnh và một bản hợp đồng thu âm độc quyền trị giá hàng chục triệu. Tôi về xây lại căn nhà lá vách đất xập xệ cho má mà cứ lãng đãng trong niềm hạnh phúc. Tôi sực tỉnh và tự hứa phải thay đổi, phải sống tốt hơn để không phụ những may mắn mà cuộc sống đã ban tặng cho mình” – Trọng Phúc bộc bạch chuyện quá khứ.
Và sự tình cờ thứ hai chính là bước ngoặt để tạo nên một kép Trọng Phúc của sân khấu cải lương hôm nay. Trong một chuyến lưu diễn châu Âu, NSƯT Minh Vương bất ngờ bị bệnh, Trọng Phúc được NSƯT Lệ Thủy “rủ rê” ca chung bài tân cổ Chuyện tình Lan và Điệp và sau đó lại tiếp tục “thử sức” với vai Trần Minh Sơn trong trích đoạn Đêm lạnh chùa hoang. Với giọng ca chân phương, chững chạc nhưng không kém phần mùi mẫn và cách luyến láy, xử lý nhịp khá tinh tế, Trọng Phúc đã nhanh chóng tạo được dấu ấn đẹp cho khán giả.
Dù đến với cải lương khá trễ, nhưng Trọng Phúc lại may mắn được diễn chung với nhiều NS nổi tiếng như Lệ Thủy, Thanh Kim Huệ, Ngọc Huyền, Thanh Ngân, Thoại Mỹ… May mắn hơn nữa khi chàng kép “nghiệp dư” ấy đã có trong tay đến hai chiếc huy chương vàng và một huy chương bạc tại các kỳ hội diễn, liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc. 10 năm theo nghiệp diễn, Trọng Phúc đã có được một số vai diễn sáng giá như: Mạnh Cường (Nhảy múa với quỷ dữ), Văn Sĩ Long (Rồi ba mươi năm sau), Thành (Cung đàn nào cho em), Huy Bình (Tìm lại cuộc đời), tướng cướp Đại Thạch (Tình yêu và tướng cướp), Minh (Cây sầu riêng trổ bông), Thái Ngọc (Biệt thự hào hoa)… Mỗi vai diễn là một hóa thân khác nhau, tuy chưa thật xuất sắc, nổi trội, nhưng đủ để thuyết phục khán giả bởi sự trau chuốt cho từng ánh mắt, điệu bộ của nhân vật.
Thành công nhờ khổ luyện
Xem Trọng Phúc diễn, dễ dàng nhận ra anh không có sự chỉn chu, chuẩn xác trong từng động tác của một NS được đào tạo bài bản. Nhưng đổi lại, anh có nét chân chất, hồn nhiên khi hóa thân vào các vai diễn. Anh đưa những xúc cảm của riêng mình vào nhân vật. Có lẽ vì thế, anh đã có những phút xuất thần để xóa nhòa cái ranh giới giữa diễn viên và nhân vật. Trọng Phúc chia sẻ: “Không ít lần tôi phải ngậm ngùi trả vai vì mình không biết thoại lời và không tự tin trong diễn xuất. Nghĩ không lẽ phải chịu thua, tôi lại quyết tâm phải thể hiện cho bằng được. Thay vì chỉ nghe băng để học cách luyến láy, cách lấy hơi, nhả chữ của các NS thành danh, tôi còn chú ý cả cách thoại lời của họ trong những vai diễn ở các tình huống khác nhau. Tôi dành nhiều thời gian tự tập bằng cách thu âm giọng thoại của mình rồi nghe để tự sửa chữa”.
Biết cách thoại lời rồi vẫn chưa hết khó, bởi Trọng Phúc cứ lóng ngóng khi thể hiện các hành động nhân vật. Lại bắt đầu mày mò tập luyện và nhờ các NS đi trước chỉ giáo để tự tìm một lối diễn riêng. “Người thương cũng nhiều mà người ghét cũng không ít. Tôi từng chạnh lòng bởi những lời đàm tiếu, chê bai, thậm chí coi thường chỉ vì tôi xuất thân từ một anh ca sĩ nhạc trữ tình chẳng rành rẽ gì về bài bản vọng cổ và diễn xuất thì… chính bản thân mình, tôi cũng chẳng cảm thấy tự tin. Khi ấy, tôi chỉ có một quyết tâm duy nhất là cố gắng gấp đôi, gấp ba bình thường để khẳng định mình. Có lẽ tôi may mắn được nhiều NS tận tình chỉ giáo và giúp đỡ nên mới có được chút thành công như ngày hôm nay” – Trọng Phúc tâm sự.
Đến nay, NS Trọng Phúc đã có những bước tiến dài trong cả cuộc đời và sự nghiệp, nhưng cái chất chân tình, xởi lởi, dễ gần của người miền Tây vẫn còn nguyên vẹn.
Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011
Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011
Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011
Trọng Phúc và các bạn diễn nữ
Tính đến nay dù bước qua lĩnh vực cải lương chưa thâm niên như một số nam nghệ sĩ tên tuổi đồng lứa, nhưng Phúc đã hát chánh với bốn thế hệ nghệ sĩ.
Trọng Phúc rất dễ chọn bạn diễn, nhưng để trở thành một đôi lý tướng thì lại rất kén, ngoài yếu tố ngoại hình, người bạn diễn ấy phải là giọng ca xuất sắc, bởi Trọng Phúc là giọng ca hay, nên không lạ khi Phúc đủ sức hát với Lệ Thủy, Thanh Kim Huệ... Chuyện đời đâu có bao giờ bằng phẳng, với nhiều lý do khách quan, chủ quan cũng có, họ đã xa Phúc và Phúc vẫn một mình đi tìm bạn diễn mới ưng ý nhất, xét về nhiều mặt sự cống hiến cho nghệ thuật cải lương của phúc còn rất dài, và Phúc luôn sẵn lòng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nữ diễn viên trẻ...
Với Lệ Thủy
Lần đầu tiên Phúc bước lên sân khấu chính thức hát cải lương được may mắn thế vai chú Minh Vương hát với cô Lệ Thủy. Nghề nghiệp tài năng là một chuyện, điều nổi bật chính là thái độ lao động nghệ thuật. CÔ rất nghiêm túc, nhưng mềm mỏng hòa nhã, không cầu kỳ, sự giản dị, hiền lành của cô làm cho người đối diện cảm thấy thân thiện hơn. CÔ chưa bao giờ tỏ vẻ mình là một ngôi sao, diễn chung với cô, Phúc có cảm giác cô như một người chị, một người thầy hơn là một nghệ sĩ lớn. Sự chân thật, vui vẻ, khiêm tốn là nét nổi bật mà Phúc học được ở cô. Một nghệ sĩ tài đức vẹn toàn.
Với Thanh Kim Huệ
Cô là giọng ca vượt thời gian, được làm việc với cô qua vở Nụ cười chị tôi. Phúc học cô Huệ cách ca luyến láy rất ngọt, rất chín. CÔ ca nhẹ nhàng không tốn hơi sức, rất biến hóa trong lòng câu, dấu sắc cô lên chữ gió rất êm. Như cô Thủy, cô Huệ cũng hiền, vui lánh, cô hay chú ý nâng đỡ đến những giọng ca trẻ. CÔ là người cầu tiến, ham học hỏi, cô rất kiên trì tự học, tự nâng trình độ mình lên, cô là tấm gương tự rèn luyện để mình không bị lạc hậu, đối xử với mọi người chân tình, cởi mở. CÔ dùng thời gian rảnh rỗi để học kinh Phật, để viết tuồng, tìm cho mình có một cách sinh hoạt riêng, bổ ích cho tâm hồn. Phúc ca tiến bộ là nhờ chú ý đến kỹ thuật ca của cô.
Với Ngọc Huyền
Dạo ấy khán giả chỉ biết liên danh Kim Tử Long - Ngọc Huyền họ là bộ đôi ăn ý nhất của thế hệ diễn viên trẻ sau anh Vũ Linh. Là người thích khám phá, tìm cái mới. Khi anh Kim Tử Long chuyển qua ca nhạc thành công với những video như Mưa bụi; Ngọc Huyên cũng bước sang inh vực ca nhạc, từ đó tôi có dịp quen biết chị. Khi chị sang diễn bên úc, nghe tin tôi từng diễn cải lương với cô Lệ Thủy, chị đã chọn tôi làm bạn diễn thế chỗ anh Kim Tử Long. Chị là ngôi sao của cải lương tuồng cổ, rất giỏi vũ đạo, còn tôi , thú thật lúc đó chỉ là một tay ngang biết ca vọng cổ, tay chân khều khảo chưa biết ra bộ thế nào cho đẹp, cho đúng. Chính chị Ngọc Huyền là người dạy cho Phúc từng động tác vũ đạo, chỉ cho những kinh nghiệm diễn tâm lý. Vào nghề Phúc luôn coi mình là kẻ chưa biết gì nên chịu học, chịu nghe, nhờ dễ dạy nên được các anh chị thương. Không qua trường lớp Phúc học bằng con đường truyền nghề. Nhờ mới nhập môn đã được các nghệ sĩ ngôi sao dạy nên biết khá nhiều, nhanh và rất chất lượng. Phúc đã thu với chị Huyền hơn chục vở cải lương vi deo, một số lượng mà các bạn đồng nghiệp nam của Phúc phải mơ ước, ghen ty. Sau khi hát với chị Ngọc Huyền thành công, Phúc mới dám tự tin mình đã trở thành nghệ sĩ cải lương đúng nghĩa. Nếu chị Ngọc Huyền không định cư ở Mỹ, có lẽ giờ đây đã có thêm một liên danh Ngọc Huyền - Trọng Phúc. Cám ơn chị rất nhiều...
Với Thanh Ngân
Cặp Thanh Ngân - Kim Tiểu Long được khán giả tặng biệt danh Tiên Đồng - Ngọc Nữ đủ hiểu tài sắc của họ tương xứng như thế nào. Phúc được Thanh Ngân chọn làm bạn diễn thay thế Kim Tiểu Long chắc là do giọng ca và lúc ấy Phúc vẫn độc hành bôn ba trên vạn nẻo đường. Lại có những nhà làm chương trình sân khấu muốn tạo một bộ ba Thanh Ngân - Kim Tiểu Long - Trọng Phúc, kết hợp sắc vóc, ca diễn của 3 người làm nên sức mạnh mới của lớp diễn viên trẻ. Nhờ vậy, Phúc mới có dịp cùng Thanh Ngân hát chung. Cũng như Ngọc Huyền, Thanh Ngân đã nhiều năm kinh nghiệm đứng trên sân khấu, gương mặt đẹp, giọng ca hay đang nổi lên thành ngôi sao.
Thanh Ngân chỉ cho Phúc rất nhiều từ ca tới diễn. Điều Phúc quý nhất ở Thanh Ngân là khuyên Phúc nên biết tiết kiệm, sống có chừng mực, giữ sức khỏe, giữ nghề, làm từ thiện nhiều. Phúc xuất thân nghèo khó, lang bạt, nên bất cần đời, khi có tiền, có danh sinh hoạt có phần phóng túng, hoang phí. Phúc biết trân trọng yêu quí những gì mình có, nhờ sự nhắc nhở khéo léo của Thanh Ngân. CÔ không chỉ là người bạn diễn bình thường, còn là một người bạn tri kỷ mà trong đời chỉ gặp một lần. Điều tương hợp với Phúc và Thanh Ngân chính là giọng ca, ngoài diễn xuất Phúc và Ngân luôn tìm những cách ca mới, sắp nhịp, hành văn, luyến láy, lạng bẻ sao cho hay cho lạ, hấp dẫn, mê hoặc khán giả. Xét cho cùng ca vọng cổ tuyệt vời cũng là cách tiếp cận với đỉnh cao nghệ thuật cải lương nhanh nhất. Phúc học ở Ngân cách kết hợp cái mới và cái cũ, lược bỏ cái không hay, chọn cái hay làm tuyệt chiêu của mình.
Với Thoại Mỹ
Đây là bạn diễn mới nhất với Phúc. Mỹ và Phúc diễn chung nhau khá nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên cả hai sát cánh bên nhau trong một thời gian. Những bạn diễn ăn ý với Phúc được khán giả yêu mến, đã đến với khung trời riêng của họ, để Phúc trở thành kẻ lữ hành cô độc trên đường lưu diễn. Thoại Mỹ cũng vậy, lâu rồi vẫn một mình lặng lẽ đến với khán giả bằng những show đơn, muốn tìm một bạn diễn ưng ý như Kim Tử Long không dễ (Long và Mỹ là đôi bạn học, bạn diễn một thời ăn ý). Lúc Mỹ muốn chọn Phúc, thì Phúc đang hát vớí Thanh Ngân, vậy là én Bắc nhạn Nam cứ mặc tình rong ruổi. Đầu năm nay, những show diễn ở miền Tây đưa Phúc và Mỹ đến với nhau. Vì yêu cầu của khán giả Phúc và Mỹ có những tiết mục hát chung, chính thức ra mắt liên danh mới, hiệu quả thật không ngờ.
Qua bao thăng trầm, giọng ca Phúc càng sâu lắng, truyền cảm hơn, ngược lại Thoại Mỹ vẫn trẻ trung duyên dáng, sang trọng. Sự kết hợp này như chàng lãng tử gặp nàng tiểu thơ khuê các, người này bổ sung cho người kia, sân khấu lại có thêm một bộ đôi ăn khách. Phúc có những nữ bạn diễn kinh nghiệm nghề cao hơn mình, đó cũng là một điều may mắn. Hy vọng liên danh Trọng Phúc - Thoại Mỹ sẽ có những chiêu mới cống hiến cho khán giả mộ điệu gần xa, làm SKCL thêm phong phú, đẹp hơn.
Trọng Phúc rất dễ chọn bạn diễn, nhưng để trở thành một đôi lý tướng thì lại rất kén, ngoài yếu tố ngoại hình, người bạn diễn ấy phải là giọng ca xuất sắc, bởi Trọng Phúc là giọng ca hay, nên không lạ khi Phúc đủ sức hát với Lệ Thủy, Thanh Kim Huệ... Chuyện đời đâu có bao giờ bằng phẳng, với nhiều lý do khách quan, chủ quan cũng có, họ đã xa Phúc và Phúc vẫn một mình đi tìm bạn diễn mới ưng ý nhất, xét về nhiều mặt sự cống hiến cho nghệ thuật cải lương của phúc còn rất dài, và Phúc luôn sẵn lòng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nữ diễn viên trẻ...
Với Lệ Thủy
Lần đầu tiên Phúc bước lên sân khấu chính thức hát cải lương được may mắn thế vai chú Minh Vương hát với cô Lệ Thủy. Nghề nghiệp tài năng là một chuyện, điều nổi bật chính là thái độ lao động nghệ thuật. CÔ rất nghiêm túc, nhưng mềm mỏng hòa nhã, không cầu kỳ, sự giản dị, hiền lành của cô làm cho người đối diện cảm thấy thân thiện hơn. CÔ chưa bao giờ tỏ vẻ mình là một ngôi sao, diễn chung với cô, Phúc có cảm giác cô như một người chị, một người thầy hơn là một nghệ sĩ lớn. Sự chân thật, vui vẻ, khiêm tốn là nét nổi bật mà Phúc học được ở cô. Một nghệ sĩ tài đức vẹn toàn.
Với Thanh Kim Huệ
Cô là giọng ca vượt thời gian, được làm việc với cô qua vở Nụ cười chị tôi. Phúc học cô Huệ cách ca luyến láy rất ngọt, rất chín. CÔ ca nhẹ nhàng không tốn hơi sức, rất biến hóa trong lòng câu, dấu sắc cô lên chữ gió rất êm. Như cô Thủy, cô Huệ cũng hiền, vui lánh, cô hay chú ý nâng đỡ đến những giọng ca trẻ. CÔ là người cầu tiến, ham học hỏi, cô rất kiên trì tự học, tự nâng trình độ mình lên, cô là tấm gương tự rèn luyện để mình không bị lạc hậu, đối xử với mọi người chân tình, cởi mở. CÔ dùng thời gian rảnh rỗi để học kinh Phật, để viết tuồng, tìm cho mình có một cách sinh hoạt riêng, bổ ích cho tâm hồn. Phúc ca tiến bộ là nhờ chú ý đến kỹ thuật ca của cô.
Với Ngọc Huyền
Dạo ấy khán giả chỉ biết liên danh Kim Tử Long - Ngọc Huyền họ là bộ đôi ăn ý nhất của thế hệ diễn viên trẻ sau anh Vũ Linh. Là người thích khám phá, tìm cái mới. Khi anh Kim Tử Long chuyển qua ca nhạc thành công với những video như Mưa bụi; Ngọc Huyên cũng bước sang inh vực ca nhạc, từ đó tôi có dịp quen biết chị. Khi chị sang diễn bên úc, nghe tin tôi từng diễn cải lương với cô Lệ Thủy, chị đã chọn tôi làm bạn diễn thế chỗ anh Kim Tử Long. Chị là ngôi sao của cải lương tuồng cổ, rất giỏi vũ đạo, còn tôi , thú thật lúc đó chỉ là một tay ngang biết ca vọng cổ, tay chân khều khảo chưa biết ra bộ thế nào cho đẹp, cho đúng. Chính chị Ngọc Huyền là người dạy cho Phúc từng động tác vũ đạo, chỉ cho những kinh nghiệm diễn tâm lý. Vào nghề Phúc luôn coi mình là kẻ chưa biết gì nên chịu học, chịu nghe, nhờ dễ dạy nên được các anh chị thương. Không qua trường lớp Phúc học bằng con đường truyền nghề. Nhờ mới nhập môn đã được các nghệ sĩ ngôi sao dạy nên biết khá nhiều, nhanh và rất chất lượng. Phúc đã thu với chị Huyền hơn chục vở cải lương vi deo, một số lượng mà các bạn đồng nghiệp nam của Phúc phải mơ ước, ghen ty. Sau khi hát với chị Ngọc Huyền thành công, Phúc mới dám tự tin mình đã trở thành nghệ sĩ cải lương đúng nghĩa. Nếu chị Ngọc Huyền không định cư ở Mỹ, có lẽ giờ đây đã có thêm một liên danh Ngọc Huyền - Trọng Phúc. Cám ơn chị rất nhiều...
Với Thanh Ngân
Cặp Thanh Ngân - Kim Tiểu Long được khán giả tặng biệt danh Tiên Đồng - Ngọc Nữ đủ hiểu tài sắc của họ tương xứng như thế nào. Phúc được Thanh Ngân chọn làm bạn diễn thay thế Kim Tiểu Long chắc là do giọng ca và lúc ấy Phúc vẫn độc hành bôn ba trên vạn nẻo đường. Lại có những nhà làm chương trình sân khấu muốn tạo một bộ ba Thanh Ngân - Kim Tiểu Long - Trọng Phúc, kết hợp sắc vóc, ca diễn của 3 người làm nên sức mạnh mới của lớp diễn viên trẻ. Nhờ vậy, Phúc mới có dịp cùng Thanh Ngân hát chung. Cũng như Ngọc Huyền, Thanh Ngân đã nhiều năm kinh nghiệm đứng trên sân khấu, gương mặt đẹp, giọng ca hay đang nổi lên thành ngôi sao.
Thanh Ngân chỉ cho Phúc rất nhiều từ ca tới diễn. Điều Phúc quý nhất ở Thanh Ngân là khuyên Phúc nên biết tiết kiệm, sống có chừng mực, giữ sức khỏe, giữ nghề, làm từ thiện nhiều. Phúc xuất thân nghèo khó, lang bạt, nên bất cần đời, khi có tiền, có danh sinh hoạt có phần phóng túng, hoang phí. Phúc biết trân trọng yêu quí những gì mình có, nhờ sự nhắc nhở khéo léo của Thanh Ngân. CÔ không chỉ là người bạn diễn bình thường, còn là một người bạn tri kỷ mà trong đời chỉ gặp một lần. Điều tương hợp với Phúc và Thanh Ngân chính là giọng ca, ngoài diễn xuất Phúc và Ngân luôn tìm những cách ca mới, sắp nhịp, hành văn, luyến láy, lạng bẻ sao cho hay cho lạ, hấp dẫn, mê hoặc khán giả. Xét cho cùng ca vọng cổ tuyệt vời cũng là cách tiếp cận với đỉnh cao nghệ thuật cải lương nhanh nhất. Phúc học ở Ngân cách kết hợp cái mới và cái cũ, lược bỏ cái không hay, chọn cái hay làm tuyệt chiêu của mình.
Với Thoại Mỹ
Đây là bạn diễn mới nhất với Phúc. Mỹ và Phúc diễn chung nhau khá nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên cả hai sát cánh bên nhau trong một thời gian. Những bạn diễn ăn ý với Phúc được khán giả yêu mến, đã đến với khung trời riêng của họ, để Phúc trở thành kẻ lữ hành cô độc trên đường lưu diễn. Thoại Mỹ cũng vậy, lâu rồi vẫn một mình lặng lẽ đến với khán giả bằng những show đơn, muốn tìm một bạn diễn ưng ý như Kim Tử Long không dễ (Long và Mỹ là đôi bạn học, bạn diễn một thời ăn ý). Lúc Mỹ muốn chọn Phúc, thì Phúc đang hát vớí Thanh Ngân, vậy là én Bắc nhạn Nam cứ mặc tình rong ruổi. Đầu năm nay, những show diễn ở miền Tây đưa Phúc và Mỹ đến với nhau. Vì yêu cầu của khán giả Phúc và Mỹ có những tiết mục hát chung, chính thức ra mắt liên danh mới, hiệu quả thật không ngờ.
Qua bao thăng trầm, giọng ca Phúc càng sâu lắng, truyền cảm hơn, ngược lại Thoại Mỹ vẫn trẻ trung duyên dáng, sang trọng. Sự kết hợp này như chàng lãng tử gặp nàng tiểu thơ khuê các, người này bổ sung cho người kia, sân khấu lại có thêm một bộ đôi ăn khách. Phúc có những nữ bạn diễn kinh nghiệm nghề cao hơn mình, đó cũng là một điều may mắn. Hy vọng liên danh Trọng Phúc - Thoại Mỹ sẽ có những chiêu mới cống hiến cho khán giả mộ điệu gần xa, làm SKCL thêm phong phú, đẹp hơn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)